Cách trồng cây Thủy Tùng chuẩn kỹ thuật từ chuyên gia
Thủy Tùng là giống cây cảnh có sức sống bền bỉ và vẻ đẹp thanh cao. Ngoài vẻ đẹp khó hòa lẫn cây còn có ý nghĩa rất tốt về mặt phong thủy. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này cũng như cách trồng cây Thủy Tùng chuẩn nhất, Trongcaycanh.net sẽ chia sẻ cụ thể ở bài viết dưới đây. Mời bạn theo dõi.
Giới thiệu về cây Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis là một loại cây thuộc họ Tùng. Cây có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Trung Quốc và hiện nay đã được trồng phổ biến ở nhiều nước trong đó có Việt Nam.
1.1. Đặc điểm của cây Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng là cây thân gỗ, mọc thẳng, vì đặc tính dẻo dai nên từ thời xa xưa đã được chọn làm cung tên. Ngày nay cây Thủy Tùng được nhân giống, có nhiều kích cỡ khác nhau. Với những cây trồng trong nhà có kích thước khá nhỏ xinh và đẹp.
Lá thủy tùng có 2 dạng chính:
+ Lá ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài khoảng 0,6 – 1,3cm, xếp thành 2-3 dãy, lá rụng vào mùa khô.
+ Lá ở cành sinh sản có hình vảy, dài khoảng 0,4cm và không rụng lá.
Cây Thủy Tùng cảnh thường có màu xanh đậm, lá cây hình tam giác xếp cạnh nhau. Cây cho hoa nhỏ màu trắng, mỗi cuống có từ 1-4 hoa. Sau khi hoa tàn sẽ cho ra quả và hạt hình cầu màu đen tím.
Xem thêm: Cách trồng cây Ngô Đồng đơn giản tại nhà bạn nên bỏ túi ngay
1.2. Ý nghĩa phong thủy của cây Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng có sức sống vô cùng mãnh liệt, dù ở điều kiện nào cây cũng có thể sống tốt. Trong phong thủy điều này có ý nghĩa tượng trưng cho sự ý chí vượt khó. Nếu trồng cây Thủy Tùng trong phòng làm việc sẽ giúp bạn luôn có động lực để vượt qua mọi khó khăn. Có thêm nhiều động lực để nỗ lực và đạt được thành công và những hạnh phúc trong cuộc sống.
Ngoài ra, cây Thủy Tùng tượng trưng cho sự thanh tao, chúng thể hiện khí phách của một bậc chính nhân quân tử.
Theo phong Thủy, cây thủy tùng thích hợp với người tuổi Thân. Người tuổi thân khi trồng cây này trong nhà sẽ luôn có được may mắn, tài lộc dồi dào.
Nhờ những ý nghĩa tuyệt vời mà cây đã trở thành món quà ý nghĩa vào nhiều dịp quan trọng như: Mừng thọ, tân gia,… Người nhận khi nhận món quà này sẽ thay lời chúc về những điều tốt đẹp, thịnh vượng.
Cách trồng cây Thủy Tùng chuẩn nhất
Cây Thủy Tùng có thể trồng trên đất hoặc trồng thủy sinh. Hiện nay, mọi người cũng áp dụng cách nhân giống thủy tùng bằng ghép chồi cây bụt mọc khá nhiều.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Thủy Tùng như sau:
2.1. Đất trồng
Đất trồng tốt nhất cho cây Thủy Tùng đó là đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra đất cũng phải thoáng khí, tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt. Nhìn chung loại đất thích hợp với cây là loại đất có nhiều mùn, giữ ẩm tốt, nhưng không đọng nước. Bạn có thể trộn thêm xơ dừa, trấu,… vào trong đất.
2.2. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp để cây Thủy Tùng sinh trưởng và phát triển tốt đó là từ 18 đến 25 độ C. Nếu để cây sống trong môi trường nhiệt độ quá cao có thể sẽ khiến cây ngừng sinh trưởng.
2.3. Vị trí đặt cây
Khi trồng cây Thủy Tùng bạn nên đặt cây ở khu vực thoáng mát, có không khí lưu thông. Bạn có thể đặt tại cửa sổ, hành lang, ban công,…
2.4. Ánh sáng
Vì là cây ưa mát nên bạn có thể trồng trong văn phòng dưới ánh sáng đèn điện. Cây vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, thi thoảng bạn cũng cần mang cây ra ngoài ánh sáng tự nhiên để quang hợp. Khoảng 1 – 2 tuần bạn cho cây ra ngoài trời khoảng 1 -2 tiếng.
2.5. Nước tưới
Trùng bình bạn sẽ tưới từ 2 – 3 lần/tuần để đảm bảo cho cây phát triển đều đặn. Mỗi lần tưới bạn chỉ tưới một lượng vừa phải, nếu tưới quá nhiều sẽ cây bị úng nước, khiến cây bị yếu đi. Bạn nên dùng bình xịt tưới đều khắp cây, không nên chỉ tưới ở phần gốc. Nếu bạn trồng thủy sinh thì thay nước thường xuyên để cây có nhiều chất dinh dưỡng để phát triển.
2.6. Sâu bệnh
Một số bệnh mà cây Thủy Tùng hay gặp phải như vàng lá, khô lá, rụng lá. Khi phát hiện bệnh bạn hãy nhanh chóng cắt bỏ những phần nhiễm bệnh để tránh những bộ phận này lây bệnh cho toàn bộ cây. Nếu cây bị nặng hãy mua thuốc đặc trì tại các cửa hàng cây cảnh.
Những lưu ý cần biết khi chăm sóc cây Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng trông khá mảnh khảnh nên khả năng chống chịu của cây cũng không được tốt. Do đó trong quá trình chăm sóc bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau:
– Không để cây quá lâu trong bóng râm, trung bình 1 tuần bạn hãy đưa cây ra ngoài nắng nhẹ khoảng 2 lần.
– Nếu trồng cây tại văn phòng không đổ bã chè, bã cafe lên cây. Hãy luôn đặt cây ở những thông thoáng.
– Không đặt cây dưới ánh sáng mặt trời, đặc biệt là khi trời đang nắng gắt
– Khi xuất hiện tình trạng lá héo và úa bạn hãy nhanh cắt bỏ để không làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác trên cây.
Cách trồng cây Thủy Tùng đúng kỹ thuật không hề khó. Chỉ cần bạn thực hiện theo đúng hướng dẫn của Trongcaycanh.net thì cây sẽ luôn khỏe mạnh và phát triển. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ hữu ích đến bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!