Cách trồng cây cảnh

Cách trồng cây Thiên Tuế từ A- Z, đảm bảo sống 100%

Thiên Tuế là loài cây sống lâu năm, dáng cây đẹp nên rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh. Loài cây này có sức sống mãnh liệt nên việc chăm sóc không tốn nhiều thời gian và công sức. Ở bài viết hôm nay, Trongcaycanh.net sẽ chia sẻ tới bạn cách trồng cây Thiên Tuế đơn giản và hiệu quả nhất. Mời bạn đọc tham khảo.

Giới thiệu về cây Thiên Tuế

Cây Thiên Tuế có tên tiếng anh là Cycas pectinata. Giống cây có nguồn gốc từ miền Nam Nhật Bản. Loài cây sở hữu ngoại hình vô cùng độc đáo, tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, hình dáng cây vô cùng đĩnh đạc và uy nghi.

Thân của cây Thiên Tuế mọc thẳng, có hình trụ nên trông rất vững chãi, ít bị phân nhánh. Trung bình cây sẽ cao từ 2 – 4m. Lá của cây mọc thành vòng nằm xung quanh đỉnh cây. Hình dạng của lá giống hình lông chim, nhọn về phía đầu và có gai ở phía cuốn lá.

Cây Thiên Tuế có ra hoa. Hoa của cây là đơn tính mọc ở đỉnh. Trong đó hoa đực mang nón phấn lớn và dựng đứng, còn hoa cái mang những chiếc lá có túi bào tử. Tuy nhiên để chăm sóc cây Thiên Tuế ra hoa khá khó vì phải mất rất nhiều năm thì cây mới của thể nở hoa. Nếu gia đình nào trồng được cây Thiên Tuế thì chắc chắn là điềm báo về may mắn

Cách trồng cây Thiên Tuế từ A- Z, đảm bảo sống 100%
Thiên Tuế là cây sống lâu năm, được chọn trồng làm cảnh nhiều tại Việt Nam

Ý nghĩa phong thủy của cây Thiên Tuế

Trong phong thủy, cây Thiên Tuế có ý nghĩa là thể hiện sự hiên ngang, bất khuất. Tạo nên dáng vẻ oai phong, uy nghi như người đàn ông của gia đình. Bởi vậy khi trồng cây Thiên Tuế trong nhà sẽ giúp gia chủ có được năng lượng tốt, đem tới sự bền vững trong phát triển sự nghiệp.

Ngoài ra, trong phong thủy cây Thiên Tuế còn mang ý nghĩa cho sức sống bất khuất, có tác dụng tốt để cân bằng khí âm dương. Bởi vậy cây sẽ mang lại may mắn, giúp xua đuổi tà khí, giúp cho thành viên trong nhà luôn gắn kết với nhau.

Xem thêm: Cách trồng cây Mai vàng đúng kỹ thuật, phát triển cành lá đẹp

Tác dụng khi trồng cây Thiên Tuế

Cùng với ý nghĩa về mặt phong thủy, cây Thiên Tuế cũng mang lại rất nhiều công dụng tốt khác mà bạn nên biết:

3.1. Về thẩm mỹ

Cây Thiên Tuế có tán lá cây xanh tươi tốt giúp đem đến cho không gian sống. Khi trồng trong nhà sẽ giúp tô điểm cho không gian sống gia đình thêm nổi bật và ấn tượng.

3.2. Giá trị về kinh tế

Cây Thiên Tuế được xếp vào bộ ba Tam Đa đại diện cho Phúc (cây sanh) – Lộc (cây lộc vừng) và Thọ (cây thiên tuế). Khi trồng trong nhà sẽ đem đến tiền tài, may mắn và sức khỏe dành cho gia chủ. Cũng chính vì thế giá trị kinh tế rất cao

2.3. Giá trị về y học

Theo các nhà khoa học cây Thiên Tuế có tác dụng thanh lọc máu, giúp thải độc tố bên trong cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó hoa và hạt cây có khả năng cân bằng khí huyết, hỗ trợ điều trị các bệnh về tim mạch.

Cách trồng cây Thiên Tuế từ A- Z, đảm bảo sống 100%
Không chỉ có ý nghĩa phong thủy tốt, cây Thiên Tuế còn có nhiều công dụng hữu ích

Cách trồng cây Thiên Tuế chuẩn từ A – Z

Cách trồng cây Thiên Tuế khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng hướng dẫn mà Trongcaycanh.net chia sẻ sau đây.

Để trồng cây Thiên Tuế bạn có thể thực hiện bằng phương pháp nhân giống vô tính và hữu tính để đem lại hiệu quả hơn. Cụ thể đó là giâm chồi hút, gieo hạt hay giâm củ. Nếu bạn đang muốn trồng tại nhà thì hãy tham khảo các cách làm sau:

4.1. Giâm chồi hút

Cây Thiên Tuế khi trưởng thành sẽ mọc nhiều chồi hút ở thân cây. Nếu cây không có bạn có thể tự tạo chồi hút bằng cách rạch một đường nhỏ trên thân của cây và đợi khoảng 1 tuần. Nên chọn những chồi hút đã mọc rễ, có đường kính khoảng 5cm, khỏe mạnh.

Cắt chồi hút rồi ngâm vào dung dịch IBA 0.1% để kích thích mọc rễ, sau đó cắm vào luống để giâm. Để giữ ẩm bạn cần phải phủ lên một lớp mùn. Sau khoảng 4 tháng mầm nảy chồi và khoảng 1 – 2 năm mọc lá thật là bạn có thể đem đi gieo trồng.

4.2. Trồng bằng hạt

Bạn chọn hạt giống loại to, mẩy, không bị sâu bệnh hay côn trùng ăn. Khi mua hạt về bạn sẽ ngâm vào nước ấm khoảng 12 giờ để kích hạt nở. Sau đó đổ hạt giống ra rổ để ráo nước.

Sau đó ngâm vào dung dịch nước ấm pha với KH2PO4, FeSO4. Bạ đợi khoảng 12 – 15 giờ thì đem đi gieo hạt ngoài luống.

Đất gieo hạt phải là đất tơi xốp, màu mỡ, có độ ẩm cao. Sau khoảng từ 2 – 3 năm cây ra lá thật thì có thể đem trồng vào chậu và chăm sóc như bình thường.

Cách trồng cây Thiên Tuế từ A- Z, đảm bảo sống 100%
Để trồng cây Thiên Tuế bạn có thể chọn trồng từ nhiều phương pháp khác nhau

4.3. Trồng bằng củ

Bạn củ cắt cây Thiên Tuế thành từng miếng nhỏ và giâm vào đất. Đất nên có độ ẩm tốt thì mới nhanh kích rễ. Sau khoảng 4 tháng đến 1 năm cây sẽ mọc chồi hút.

Kỹ thuật chăm sóc cây Thiên Tuế

Vì là cây lâu năm nên cây Thiên Tuế không yêu cầu quá nhiều về kỹ thuật chăm sóc. Bạn chỉ cần đảm bảo tốt các yếu tố sau:

5.1. Nước tưới

Cây Thiên Tuế có thể sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên để cây luôn khỏe mạnh, xanh tươi bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây khi trồng ngoài trời. Trung bình 1 tuần tưới 1 – 2 lần là hợp lý.

5.2. Dinh dưỡng

Trung bình khoảng 3 – 6 tháng bạn nên bón phân cho cây 1 lần. Trong thời gian từ 3 – 6 tháng bạn sẽ không bón phân lại.

Cách trồng cây Thiên Tuế từ A- Z, đảm bảo sống 100%
Đảm bảo dinh dưỡng sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, phát triển tốt

5.3 Nhiệt độ

Nhiệt độ thích nhất để cây sinh trưởng và phát triển đó là từ 20 – 30 độ C. Nếu nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho cây bị rụng lá, hay quá cao sẽ khiến cho cây chậm phát triển.

5.4. Tỉa lá cho cây

Khi chăm sóc bạn nhà bạn cũng nên  thường xuyên tỉa lá cho cây, nên tỉa bỏ đi những chỗ lá quá rậm hay những cành là bị sâu hại. Việc này vừa giúp cho cây phát triển tốt vừa giúp cây có giá trị thẩm mỹ cao hơn.

Hy vọng với những thông tin về cách trồng cây Thiên Tuế sẽ giúp bạn dễ dàng chăm sóc loài cây xanh này. Mỗi ngày website cập nhật thêm rất nhiều thông tin hay khác, mời bạn thường xuyên theo dõi. Chúc bạn thành công!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button