Cách trồng cây cảnh

Cách trồng cây Mai vàng đúng kỹ thuật, phát triển cành lá đẹp

Hoa Mai đối với người dân Nam Bộ là biểu tượng của mùa xuân về. Hình ảnh những bông hoa mai vàng đâm chồi nảy lộc có ý nghĩa là mang tới tài lộc và thịnh vượng cho gia đình. Cách trồng cây Mai vàng nở hoa đẹp cũng không quá khó, trong nội dung bài viết hôm nay Trongcaycanh.net sẽ chia sẻ cụ thể tới bạn.

Giới thiệu về cây Mai Vàng

Cây Mai Vàng từ lâu đã là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc. Những bông mai vàng nếu như nở vào đầu năm sẽ mang tới sự sung túc và phát tài cho gia đình.

Mai vàng là cây sống lâu năm, gốc to rễ lồi lõm, thân xù xì. Cành nhánh nhiều, lá mọc xen nhau. Lá của cây Mai là lá đơn, mọc xen kẽ so le với nhau. Phiến lá cây có hình trứng thuôn dài. Lá có màu xanh biếc, mặt dưới có màu hơi ánh vàng.

Cây Mai có dáng vẻ thanh cao với thân uốn lượn mềm mại, lá xanh biếc dịu dàng, hoa tươi rực rỡ. Mai thường trút lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân. Hoa nở thành từng chùm, có cuốn dài treo lơ lửng trên cành, thoảng mùi thơm e ấp, kín đáo.

Khi thời tiết se lạnh, những cơn gió cuối năm bắt đầu thổi cũng là lúc mọi nhà nô nức chuẩn bị để đón tết. Cùng với màu hồng của hoa đào cũng không thể thiếu sắc vàng của hoa mai.

Cách trồng cây Mai vàng đúng kỹ thuật, phát triển cành lá đẹp
Cây Mai Vàng mang vẻ đẹp truyền thống, tượng trưng cho văn hóa dân tộc Việt Nam

Phân loại cây Mai vàng

Cây Mai vàng ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại khác nhau, trong đó một số loài phổ biến là:

– Mai núi

– Mai sẻ

– Mai chủy

– Mai châu

– Mai liễu

– Mai chùm gửi

– Mai thơm

– Mai ngư

– Mai giảo

– Mai vàng cánh nhọn

– Mai vàng cánh tròn

– Mai tứ quý

Xem thêm: Cách trồng cây Duối cảnh sống 100%, xanh dáng chuẩn phong thủy

Ý nghĩa của cây Mai vàng

Từ xa xưa cây Mai vàng đã gắn bó với đồng ruộng vườn xứ ở Việt Nam. Cây gắn bó với con người từ lúc khai đất lập làng để sinh sống. Cây ươm mầm, cắm rễ sâu trong lòng đất, chẳng chịu khuất phục trước giông bão. Dù thời tiết có nghiệt ngã thế nào vẫn bền bỉ theo năm tháng. Cây luôn tràn đầy sức sống mang tới vẻ đẹp tô điểm cho đời.

Cũng vì thế cây Mai vàng được coi là biểu tượng của cốt cách, sức sống bền bỉ. Cây trải qua bao gió sương vẫn luôn giữ vững trong tâm trí đạo lý ân nghĩa.

Ngoài ra, cây Mai vàng còn là sự tượng trưng cho sự sung túc, giàu sang phú quý. Mai vàng nở đầu năm như mang đến sự phồn vinh, hạnh phúc cả một năm.

Cách trồng cây Mai vàng đúng kỹ thuật, phát triển cành lá đẹp
Cây Mai Vàng tượng trưng cho sự bình an, sung túc cho gia đình trong dịp đầu xuân năm mới

Cách trồng cây Mai vàng chuẩn nhất

Để trồng Mai vàng bạn có thể được nhân giống bằng nhiều cách. Trong đó cách phổ biến nhất là gieo hạt và chiết cành. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng đối với cây mai như sau:

3.1. Phương pháp gieo hạt

Khi chọn phương pháp gieo hạt bạn sẽ có nhiều cây mai con. Tuy nhiên, nhược điểm là cây mai mới sẽ không mang những đặc tính tốt từ cây mẹ như: Ít cành hơn, hoa lá nhỏ, màu sắc khác,…

3.2.  Phương pháp chiết cành

Ưu điểm khi lựa chọn cách làm này đó là giữ được đặc tính tốt từ cây giống ban đầu. Tiêu chí khi chọn cành chiết là phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Để thực hiện bạn cắt khoanh vỏ dài 3 – 4cm, đảm bảo không cắt lẹm vào gỗ. Dùng hỗn hợp đất trộn với xơ dừa, phân chuồng hoai mục,… để bó xung quanh vết cắt.

Sau khi bó xong bạn thường xuyên tưới nước cho cây. Sau khoảng 03 tháng bầu đất sẽ bắt đầu ra rễ. Rồi sau đó bạn mới tiến hành cắt nhánh đó ra khỏi cây mẹ.

Cách trồng cây Mai vàng đúng kỹ thuật, phát triển cành lá đẹp
Để trồng Mai Vàng bạn có thể chọn phương pháp chiết cành hoặc gieo hạt

Kỹ thuật chăm sóc cây Mai vàng chuẩn nhất

Để cây Mai vàng khỏe mạnh, phòng chống sâu bệnh tốt bạn cần phải đảm bảo các kỹ thuật chăm sóc sau:

4.1. Đất trồng

Đất trồng là yếu tố rất quan trọng để cây khỏe mạnh. Bạn cần phải chuẩn bị đất có độ ẩm, độ mùn tốt. Bên cạnh đó cũng nên trộn thêm các hỗn hợp như xơ dừa, tro trấu, than bùn và phân chuồng hoai mục để tăng cường dinh dưỡng cho cây.

4.2. Nước tưới

Cây Mai Vàng là cây có khả năng chịu hạn nên bạn tưới nước cho cây 2 lần/ngày. Thời điểm tưới nước thích hợp đó là buổi sáng và buổi chiều. Lượng nước tưới phải phù hợp, không nên quá nhiều hoặc quá ít.

4.3. Phân bón

Trong quá trình chăm sóc hằng ngày bạn nên kết hợp bón phân cho cây. Ưu tiên chọn phân đạm và phân lân, ngoài ra cũng có thể sử dụng phân NPK với lượng phù hợp. Bạn sẽ bón xa gốc cây và bón khoảng 2 – 3 lần/ngày. Thời gian bón thích hợp là vào mùa mưa. Ngoài ra, sau khi thay đất cho cây khoảng 3 – 4 tháng, có thể bón thêm cho cây phân chuồng, phân gia súc gà, vịt.

Cách trồng cây Mai vàng đúng kỹ thuật, phát triển cành lá đẹp
Bón phân định kỳ để giúp cây luôn khỏe mạnh, sinh trưởng tốt

4.4. Kỹ thuật cắt tỉa cho cây Mai

Bạn sẽ thực hiện tỉa cành hợp lý tùy theo hình dạng và kích thước ban đầu của cây. Thông thường sẽ cắt bỏ ⅓ cành đi hoặc tỉa cành trên ngắn hơn hàng dưới giống như dáng cây thông. Thời gian thích hợp để tỉa cành là trước ngày 15 âm lịch.

4.5. Vệ sinh cho cây

Bạn sẽ dùng vòi phun nước mạnh vào cây để những bụi bẩn và rong rêu được trôi đi. Hoặc bạn có thể sử dụng phân ure pha đặc phun vào cây (không để chảy xuống gốc), đợi 10 phút rồi đánh bật nấm mốc bằng cách sử dụng bàn chải chà mạnh lên cây.

Hướng dẫn về cách trồng cây Mai vàng trên đây hy vọng là thông tin hữu ích tới bạn đọc. Cách trồng loài cây này không quá khó, chỉ cần bạn dành một chút thời gian chăm sóc là được. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button