Cách trồng cây cảnh

Cách trồng cây Lựu Kiểng trong chậu sai trĩu quả

Trồng Lựu Kiểng đang là sự lựa chọn ưu tiên của các gia đình hiện nay. Không chỉ cho hoa và quả đẹp, loài cây này còn rất có ý nghĩa về mặt phong thủy, đem tới cho cuộc sống gia đình nhiều may mắn, hạnh phúc, bình an. Để giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về cách trồng cây Lựu Kiểng trong chậu như thế nào, Trongcaycanh.net sẽ giới thiệu ngay sau đây. Bạn đọc hãy tham khảo nhé.

Giới thiệu về cây Lựu Kiểng

Cây Lựu có nguồn gốc từ các nước Châu Á, cụ thể là ở Việt Nam, Lào, Thái Lan. Tại Việt Nam, cây Lựu được chia thành 03 loại là: Lựu đỏ, lựu trắng và lựu bông.

Loài cây này thuộc dạng cây thân gỗ, chiều cao trung bình đạt từ 3 – 4m. Thân cây có phiến lá sum suê, dài và hẹp màu xanh đậm. Trên thân cây có nhiều gai nhọn là do ngọn và cành biến đổi thành. Những bông hoa của cây Lựu Kiểng có hình chuông úp ngược rất đẹp mắt. Những bông hoa khi nở đều có 6 cánh ấn tượng.

Quả của cây Lựu sẽ có đường kính trung bình là 5 – 10cm, có những giống lựu quả có thể to hơn. Khi quả chín vỏ ngoài sẽ chuyển thành màu đỏ hoặc đỏ vàng. Bên trong quả sẽ có nhiều hạt hình trắng hồng trong suốt, khi ăn sẽ có bị ngọt chua dôm dốp.

Cách trồng cây Lựu Kiểng trong chậu sai trĩu quả
Trồng Lựu Kiểng đang là thú vui và sở thích của rất nhiều gia đình

1.1. Công dụng của cây Lựu Kiểng

Ngoài công dụng làm cây ăn quả, trồng làm cảnh cây Lựu Kiểng còn là một vị thuốc dùng để chữa bệnh rất tốt. Do hàm lượng chứa nhiều thành phần Vitamin B2, B, C và Canxi nên có tác dụng làm tươi trẻ làn da. Bên cạnh đó, quả lựu còn được dùng để chữa viêm da và hỗ trợ vết thương mau lành khá hiệu quả.

1.2. Ý nghĩa phong thủy của cây Lựu Kiểng

Quả của cây Lựu có hình dáng tròn, nhiều hạt ở bên trong nên có ý nghĩa là con đàn cháu đống, hạnh phúc đong đầy. Cũng chính vì điều này rất nhiều gia đình trẻ đã chọn trồng cây Lựu trước nhà để cuộc sống gia đình luôn được hạnh phúc và bình an.

Xem thêm: Cách trồng cây Tùng La Hán chuẩn, cây ra tán đẹp nhất

Phân loại các giống Lựu hiện nay

Hiện nay có 03 loại Lựu được trồng phổ biến. Mỗi giống sẽ có đặc điểm và năng suất khác nhau, vậy nên bạn cần phải phân biệt thật kỹ trước khi trồng.

Lựu trắng truyền thống

Cây Lựu trắng truyền thống có quả to, khi chín hạt sẽ màu trắng, ăn ngọt, nhiều nước.

Lựu đỏ

Nguồn gốc của cây Lựu đỏ có từ Thái Lan, cả vỏ và hạt bên trong quả lựu đều màu đỏ. Kích thước Lựu đỏ không to bằng Lựu truyền thống nhưng ăn cũng khá ngon và ngọt.

Lựu bông trắng

Lựu bông trắng còn có tên gọi khác là  Lựu Trung Quốc. Giống cây này ra rất nhiều hoa màu đỏ đẹp, tuy nhiên rất ít quả và quả thì khá nhỏ.

Cách trồng cây Lựu Kiểng trong chậu sai trĩu quả
Hiện nay có rất nhiều giống cây Lựu Kiểng, mọi người có thể tùy chọn trồng theo nhu cầu và sở thích

Cách trồng cây Lựu Kiểng trong chậu sai trĩu quả

Cây Lựu Kiểng có thể trồng bằng hạt hoặc phương pháp chiết nhánh. Tuy nhiên, trồng bằng phương pháp chiết nhánh được ưa chuộng hơn cả vì hiệu quả tốt hơn. Cây khi trồng sẽ nhanh ra rễ, không tốn nhiều thời gian như trồng bằng hạt.

Bên cạnh đó, còn có một cách trồng Lựu Kiểng nữa đó là chiết cành non, bởi cây mọc ra rất nhiều cành non. Thời điểm thích hợp để chiết cành non đó là vào mùa mưa, như thế cây sẽ có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt.

3.1. Chuẩn bị hố và đất trồng

Để trồng Lựu Kiểng bạn có thể trồng bằng chậu xi măng, chậu đất. Kích thước chiều sâu của Chậu sẽ ở khoảng 60cm. Bạn nên trồng tại vị trí có nhiều ánh sáng và thoáng gió, như thế sẽ giúp cây khỏe mạnh, lớn nhanh hơn.

Đất trồng thích hợp nhất để trồng Lựu Kiểng đó là đất thịt trộn hữu cơ, đất phù sa dinh dưỡng. Khi bạn trồng cây trong chậu cũng nên trộn thêm một chút tro trấu và cám để tái tạo nên cấu trúc cho cây.

3.2. Kỹ thuật trồng cây

Bạn đặt cây nhẹ nhàng xuống hố, lấp kín xung quanh gốc, dùng tay lèn chặt đất lại để cố định gốc cây và hướng thẳng đứng. Trồng xong tiến hành tưới nước giữ ẩm luôn cho đất để cây mau ra rễ.

Cách trồng cây Lựu Kiểng trong chậu sai trĩu quả
Chọn loại đất màu mỡ sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn

Kỹ thuật chăm sóc cây Lựu Kiểng mau lớn, rau quả nhanh

Mặc dù cây Lựu Kiểng không quá khó trồng nhưng để có được cây Lựu đẹp, nở nhiều bạn cần quan tâm tới các bước chăm sóc tại nhà.

4.1. Ánh sáng, nhiệt độ, nước

Cây Lựu Kiểng rất ưa ánh sáng và nhiệt độ cao, cây có khả năng chịu úng nước tốt. Do đó bạn hãy đặt cây tại những khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời, nắng buổi sáng sẽ là tốt nhất. Nếu để cây sống ở nhiệt độ dưới 15oC thì cây lựu sẽ chết bởi đây là cây không ưa khí hậu lạnh.

Vì là cây chịu úng, sợ đất khô khan nên cần chú ý độ ẩm của đất, bạn hãy cố gắng thường xuyên tưới nước cho cây.

4.2. Phân bón

Bón phân cho cây Lựu Kiểng bạn phải hết sức chú ý, bởi không nó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng hoa và quả. Liều lượng bón phải vừa phải, bạn không nên lạm dụng bón quá nhiều. Nếu bón nhiều cây sẽ chỉ mọc dài cành mà không đơm hoa kết trái.

Sau thời gian vào chậu 1 – 2 tuần, bạn sẽ sử dụng phân Dynamic liều dùng nửa chén cơm, bón nhét xuống đất quanh miệng chậu. Sau đó 1 tháng, tiếp tục bón NPK ( 16 -16-8 ). Liều lượng chuẩn sẽ là 2 muỗng cà phê cho 1 chậu/lần/tháng.

Cách trồng cây Lựu Kiểng trong chậu sai trĩu quả
Khi bón phân cho Lựu Kiểng bạn chỉ nên bón với lượng vừa phải

4.3. Sâu bệnh

Căn bệnh phổ biến thường gặp ở cây Lựu Kiểng đó là bị rầy mềm và rệp sáp tấn công. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên dùng thuốc bảo vệ thực vật, lắc đều rồi phun sương vào chỗ bị nhiễm bệnh vào sáng sớm. Sau khoảng vài ngày thì sẽ tưới nước trở lại. Những vết rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và chết.

Chia sẻ về kinh nghiệm cách trồng cây Lựu Kiểng trong chậu trên đây hy vọng là thông tin bổ ích tới bạn đọc. Chỉ cần áp dụng theo những điều mà Trongcaycanh.net chia sẻ bạn sẽ có được chậu Lựu Kiểng vô cùng đẹp và ấn tượng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button