Cách trồng cây cảnh

Cách trồng cây Giảo Cổ Lam cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế

Từ thời xa xưa cây Giảo Cổ Lam đã được ghi chép trong sách y học bởi có công dụng chữa bệnh, làm đẹp rất tốt. Cũng bởi thế, loài cây này được trồng để bào chế để làm dược liệu rất nhiều. Để hiểu rõ công dụng cũng như cách trồng cây Giảo Cổ Lam thế nào? Ban đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Trongcaycanh.net nhé.

Giới thiệu về cây Giảo Cổ Lam

Cây Giảo Cổ Lam tên khoa học đầy đủ là Gynostemma Pentaphyllum. Hiện loài cây này được trồng phổ biến ở một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Tạng,….

1.1. Đặc điểm thực vật của cây

Giảo Cổ Lam thuộc dạng thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn nách lá. Cây Giảo Cổ Lam có lá khép kín hình chân vịt, cụm hoa hình chùy mang theo nhiều hoa nhỏ có màu trắng. Các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.

Hiện nay giống cây Giảo Cổ Lam có khá nhiều loại, có loại  3 – 5 – 7 và 9 lá. Cây Giảo Cổ Lam khi ra quả sẽ có hình cầu, đường kính là từ 5 – 9 mm, khi chín sẽ có màu đen.

Xem thêm: Cách trồng cây Chè Dây khỏe mạnh, tươi tốt quanh năm

1.2. Điều kiện sinh thái của cây

Cây Giảo Cổ Lam là cây ưa ẩm, bóng. Cây có thể sinh trưởng tốt ở khu vực có đất cát, đất thịt nhẹ nhiều mùn. Quan trọng hơn nữa là cây phải có chế độ thoát nước tốt nhưng vẫn phải giữ được ẩm và dinh dưỡng.

Cách trồng cây Giảo Cổ Lam cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế
Giảo Cổ Lam là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh rất tốt

1.3. Công dụng của cây Giảo Cổ Lam

Cây Giảo Cổ Lam được bào chế thành các bài thuốc và chữa được rất nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể là:

– Giúp điều trị cholesterol cao, huyết áp cao. Giúp mọi người ngăn ngừa tốt các bệnh về tim mạch.

– Điều trị các bệnh viêm phế quản mạn tính, đau dạ dày mạn tính, viêm loét dạ dày

– Bảo vệ hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe

– Giúp tăng sức mạnh cơ thể, nâng cao khả năng làm việc

– Cây giúp bảo vệ gan, tăng cường giải độc tế bào gan

– Cây có thể điều trị chứng mất ngủ lâu năm, giúp dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu.

– Có tác dụng cải thiện chức năng của tim

– Giúp ngăn ngừa rụng tóc

– Giảm đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường

– Giúp tăng cường máu lên não, giúp tăng cường sự minh mẫn

– Giảm thiểu lượng mỡ thừa trong máu, ngăn ngừa nguy cơ tai biến mạch máu não

– Đối với chị em phụ nữ sẽ giúp chống lão hóa, làm đẹp da

Cách trồng cây Giảo Cổ Lam đúng kỹ thuật

2.1. Chọn giống để ươm

– Bạn sẽ chọn cành hom bánh tẻ ở những vườn gốc cây gốc

– Hom giống phải sạch sâu bệnh, có từ 3 – 4 đốt mắt. Hom phải có từ 3 – 4 lá, dài khoảng 20cm.

– Lưu ý là hom không được dập nát, sây sát. Vết cắt hai đầu hom giâm cách mắt 4 – 5 cm.

2.2. Cách chọn đất trồng

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đất trồng cây phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Là đất cát pha thịt nhẹ

– Đất không bị ô nhiễm, không chứa các chất tồn dư độc hại, kim loại nặng.

– Đất phải sạch, không có sâu bệnh, tơi xốp, giữ ẩm, thoát nước tốt.

Cách trồng cây Giảo Cổ Lam cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế
Đất trồng cây Giảo Cổ Lam phải màu mỡ và dinh dưỡng

2.3. Thời vụ trồng

Thời điểm thích hợp để trồng cây là từ tháng 2 – 4 hằng năm. Thời gian này có mưa xuân, độ ẩm cao, giúp cây hom cho tỷ lệ sống cao.

2.4. Kỹ thuật trộng

Đất được cày ải sớm, bạn sẽ để ải khoảng 20 – 30 ngày sau đó đập nhỏ, nhặt sạch cỏ dại, tạp chất. Sau khi cắt xong hom giâm bạn tiến hành rạch hàng rộng 10cm theo chiều ngang luống sát nhau. Rạch hàng thứ 2 lấp đất cho hàng 1. Lấp đất kín 2 đốt của hom giâm.

Khi giâm xong bạn dùng ô doa tưới nước đầu mặt luống, lượng nước tưới chỉ  vừa đủ cho đất ẩm trong suốt quá trình ươm cây.

2.5. Kỹ thuật chăm sóc cây

– Đối với cây non

Bạn sẽ tưới cây vào sáng sớm và chiều mát, nếu có nắng to nên làm giàn che nắng. Sau 15 – 20 ngày, tưới bổ sung dinh dưỡng bằng nước phân lân (hoặc NPK) loãng (5kg /1 sào 360 m2). Ngừng bón phân vô cơ trước khi bứng cây con ra trồng khoảng 10 ngày.

– Đối với cây trưởng thành

Khoảng từ 15 – 20 ngày cây non sẽ ra rễ và phát triển bình thường. Thời kỳ này bạn chỉ cần giữ ẩm cho đất. Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên làm cỏ, xới đất nhẹ trên bề mặt để cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

Kết hợp làm diệt sâu bọ cho cây và bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển.

Cách trồng cây Giảo Cổ Lam cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế
Để cây cho sản lượng tốt bạn cần thường xuyên bón phân cho cây

2.6. Kỹ thuật thu hoạch cây

Sau từ 4 – 5 tháng kể từ ngày trồng bạn đã có thể tiến hành thu hoạch dược liệu.

Khi thu hoạch bạn cần có lưu ý sau:

– Không thu hoạch sau khi mưa dài. Nên thu hoạch vào những ngày nắng to đảm bảo dược liệu có màu xanh đẹp.

– Sau thu hoạch bón phân ít nhất  3 tuần

– Cây sau khi thu hoạch về cần phải rửa sạch đất, tạp chất, để ráo nước.

Cách trồng cây Giảo Cổ Lam cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế
Thu hoạch cây Giảo Cổ Lam đúng thời điểm thì mới cho dược tính tốt nhất

Hướng dẫn về cách trồng cây Giảo Cổ Lam trên đây hy vọng là thông tin hữu ích tới bạn. Loài cây này có công dụng rất tốt nên bạn hãy trồng để có được bài thuốc quý cho gia đình nhé. Chúc bạn thành công!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button