Cách trồng cây Thạch Lựu kiểng mang may mắn, tài lộc vào nhà
Bên cạnh những cành đào, mai, quất,… cây Thạch Lựu kiểng cũng đang là loài cây cảnh yêu thích, được nhiều gia đình chơi vào các dịp lễ lớn trong năm. Cách trồng cây Thạch Lựu không quá khó, chỉ cần bạn nắm được một số kỹ thuật cơ bản là chắc chắn sẽ thành công. Để hiểu rõ kỹ trồng và chăm sóc Thạch Lựu thế nào, bạn đọc hãy theo dõi bài viết của Trongcaycanh.net dưới đây nhé.
Giới thiệu về cây Thạch Lựu kiểng
Cây Thạch Lựu còn có một số tên gọi khác như cây tháp lựu, kim bàng, cây an thạch lựu,…
Đặc điểm của loài cây này đó là thân gỗ lá rụng, cao từ 2 – 5m. Thân cây màu nâu xám, nhánh nón bóng nhẵn. Lá đơn mọc đối xứng nhau thành lá hình trứng, mặt lá bóng nhẵn.
Hoa của cây Thạch Lựu mọc thành cụm gồm nhiều hoa trên đỉnh nhánh hoặc nách lá. Cánh hoa thường có màu đỏ hoặc màu trắng.
Quả Thạch Lựu mọng có hình cầu, đường kính 8-10cm, đầu quả có 4 – 5 lá đài, vỏ dày và cứng có màu xanh loang đỏ. Khi chín chuyển sang màu vàng hoặc đỏ tía.
Ý nghĩa phong thủy của cây Thạch Lựu kiểng
Cây Thạch Lựu Kiểng trong phong thủy có ý nghĩa tượng trưng cho sự kiên cường. Những quả lựu căng đỏ tự như những chiếc lồng đèn mang đến cho gia các gia đình sự may mắn, tài lộc.
Còn đối với những chùm hoa lựu thì có tác dụng giúp xua đuổi tà ma, mang lại cuộc sống hạnh phúc cho gia đình.
Xem thêm: Cách trồng cây Hà Thủ Ô đơn giản, cho dược tính cao
Cách trồng cây Thạch Lựu kiểng đơn giản tại nhà
2.1. Thời điểm thích hợp trồng cây
Ở nước ta tùy vào từng vùng miền mà sẽ có khoảng thời gian thích hợp để trồng. Nếu ở miền Nam thì là từ tháng 3 – 4, còn mở miền Bắc là từ tháng 9 – 10. Khi rồng cần phải tiến hành chỉnh sửa dáng, kết hợp tỉa cành và cắt rễ.
2.2. Đất trồng
Đặc điểm của cây Thạch Lựu là có sức sống khá mạnh mẽ, vì thế yêu cầu về đất trồng của loài cây này không quá khắt khe. Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt bạn cũng cần chuẩn bị đất tơi xốp, màu mỡ, có khả năng thoát nước cao.
Nếu bạn có thời gian thì nên tự trộn đất tại nhà, hỗn hợp đất gồm: đất thịt, tro trấu, và sơ dừa được trộn đều với nhau theo tỉ lệ 2:6:2.
2.3. Vị trí trồng cây
Thạch Lựu là cây ưa sáng nên bạn trồng ở vị trí có khả năng đón ánh sáng, thoáng mát. Tuy nhiên loài cây này lại không chịu được rét, nếu ở mức nhiệt độ dưới 15 độ C thì cây sẽ chết. Còn trường hợp bạn trồng cây ở bóng râm thì cây sẽ khó có thể cho ra hoa và quả. Do vậy khi trồng tại nhà bạn rất nên quan tâm đến vị trí trồng.
2.4. Kỹ thuật trồng cây Thạch Lựu kiểng
Để trồng Thạch Lựu bạn có thể sử dụng bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết cành đều được. Tuy nhiên trồng bằng phương pháp chiết cành là tốt hơn vì cho ra rễ nhanh hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể trồng bằng cách trồng cây con vì cây lựu kiểng cũng ra khá nhiều cây non. Bằng cách trồng này tốt nhất nên thực hiện vào mùa mưa vì sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Kỹ thuật chăm sóc cây Lựu Kiểng khỏe mạnh nhanh lớn
Để cây sinh trưởng khỏe mạnh và phát triển tốt bạn rất cần nên quan tâm đến chế độ chăm sóc hằng ngày cho cây.
3.1. Nước tưới
Thạch Lựu là cây phát triển mạnh vào mùa hè, vì thế chúng cần rất nhiều nước để phát triển. Bạn cần phải giữ cho chậu trồng cây có độ ẩm cần thiết để cây ra hoa và quả.
3.2. Phân bón cho cây
Loài cây này được đánh giá là khá rễ ra hoa và kết quả. Tuy nhiên khi đưa về trồng trong bồn, chậu cảnh môi trường dinh dưỡng kém bạn cần phải bổ sung thêm cho cây Kali – Hydrophotphat mỗi tháng 1 đến 2 lần trong giai đoạn cây ra hoa. Khi có đủ dinh dưỡng, khi vào mùa cây sẽ ra hoa nhiều và đậu quả sai trĩu.
3.3. Phòng bệnh cho Thạch Lựu
Khi trồng cây cảnh này bạn cần chú ý một số bệnh như: Rầy rệp, rệp sáp tấn công. Đầu tiên bạn cần phải quan sát kỹ nếu thấy hiện tượng nhẹ thì chỉ cần lau nhẹ. Trong trường hợp bị nặng thì cần sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật. Bạn pha với tỷ lệ là 1cc/1l nước, lắc đều rồi phun sương vào ổ rệp lúc sáng sớm trước khi nắng lên. Sau đó vài ngày bạn rửa lại bằng nước rầy rệp bị bong vỡ phấn trắng và sẽ chết.
Trên đây là hướng dẫn cụ thể và chi tiết về cách trồng cây Thạch Lựu kiểng. Mong rằng những thông tin này hữu ích đến bạn đọc. Chỉ cần bạn dành ra một chút thời gian và công sức là sẽ có chậu cây cảnh đẹp và chuẩn phong thủy nhất tại nhà. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mời bạn thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều thông tin hay khác. Chúc bạn thành công!