Cách trồng cây Tuyết Tùng dễ thực hiện, mang ý nghĩa phong thủy tốt
Cây Tuyết Tùng hiện đang là loài cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn rất tốt về mặt phong thủy. Nếu bạn đang quan tâm về loài cây này, để biết rõ cách trồng cây Tuyết Tùng thế nào, Trongcaycanh.net sẽ gợi ý ngay sau đây. Bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé.
Giới thiệu về cây Tuyết Tùng
Cây Tuyết Tùng hay còn gọi là cây Tùng Tuyết, là loài cây vốn sinh trưởng ở vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn. Cây rất ưa khí hậu ôn hòa mát mẻ, có khả năng chịu lạnh tốt.
Cây Tuyết Tùng trong tự nhiên là cây thân gỗ, chiều cao thường đạt 10 – 20m. Lá của cây có màu xanh lục nhạt, xanh lục đậm và lục lam đậm.
Còn cây Tuyết Tùng để bàn trang trí chỉ có kích thước khiêm tốn là 20 – 30cm. Thân nhỏ, mọc lá tùm lum. Cây sẽ không có hoa, quả thường tỏa ra mùi hương thơm nhẹ.
1.1. Ý nghĩa phong thủy của cây Tuyết Tùng
Phong thủy có quan niệm là cây Tuyết Tùng có thể xua đuổi được âm khí, ma quỷ. Bên cạnh đó còn giúp thanh lọc không khí, thu hút vận may tiền tài tới cho gia chủ.
Gỗ của cây Tuyết Tùng trồng ngoài tự nhiên có thể dùng để làm cửa gỗ cho chùa, đền. Các vị sư trong chùa cho rằng đây là nơi trú ngụ của thần linh cũng như thông đạo nối thông lên thượng giới.
Về ý nghĩa sâu xa loài cây này của loài cây này còn thể hiện sự tôn trọng, tình yêu thương đối với người đã khuất. Bởi vậy, Tuyết Tùng thường được chọn để đặt bên cạnh mộ phần của những người thân yêu để bày tỏ sự kính trọng và nhớ nhung của mình.
Xem thêm: Cách trồng cây Thường Xuân tươi tốt, thanh lọc không khí hiệu quả
1.2. Công dụng của cây Tuyết Tùng
Bên cạnh sở hữu vẻ đẹp cuốn hút loài cây này còn có tác dụng trong việc thanh lọc không khí, loại bỏ tạp chất. Tinh dầu chiết xuất từ cây Tuyết Tùng còn có tác dụng trị liệu tinh thần, giải tỏa mệt mỏi.
Đặc biệt cây Tuyết Tùng còn được sản xuất để làm thuốc bôi trị viêm da, nấm da, vảy nến. Thêm một công dụng nữa đó là cây Tuyết Tùng có thể điều trị viêm phế quản, đau nhức xương khớp.
Phân loại cây Tuyết Tùng
Tùy theo vị trí địa lý, khí hậu mà hình dạng của chúng cũng sẽ khác nhau đôi chút. Dưới đây sẽ là một số loại cây Tuyết Tùng phổ biến hiện nay:
2.1. Tuyết tùng Atlas
Loại cây Tuyết Tùng này thường xuất hiện ở vùng núi Atlas. Phần lá của nó có màu xanh lam, các cành mọc thành từng chùm cùng lớp vỏ cây màu xám nâu.
2.2. Tuyết tùng Síp
Cây mọc tại đảo Cyprus thuộc vùng biển Địa Trung Hải. Tuyết Tùng Síp gồm các cụm lá kim, nhánh cây ngắn hơn so với các loại phổ biến khác.
2.3. Tuyết tùng Liban
Giống cây này có nguồn gốc từ Tây Nam Á, trên khắp các vùng của Liban và Syria. Loại tuyết tùng này được xem là biểu tượng văn hóa, đại diện cho nơi đây. Thậm chí chúng còn được vinh dự xuất hiện trên lá cờ Lebanon.
2.4. Tuyết tùng Deodar
Loại Tuyết Tùng này có dạng hình chóp khi còn nhỏ, càng lớn sẽ càng phẳng dần, cành cây xòe rộng và sà xuống.
2.5. Hương tuyết tùng
Cây Hương Tuyết Tùng có mùi hương rất đặc trưng và được bày bán tại các cửa hàng làm vườn hữu cơ, đặc biệt là vào mùa đông. Chúng xuất phát từ California và phía Tây Bắc Mỹ, đặc biệt là Tây Bắc Thái Bình Dương.
2.6. Tuyết tùng trắng phương Bắc
Còn có tên khoa học là Arborvitae, phát triển tốt nhất trong môi trường có đủ ánh nắng, thích đất ẩm hoặc ẩm ướt.
Cách trồng cây Tuyết Tùng dễ thực hiện nhất
Cây Tuyết Tùng được trồng bằng phương pháp giâm cành. Sau khi trồng xong bạn chỉ cần chăm sóc thường xuyên, bón phân đầy đủ là Tuyết Tùng có thể khỏe mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên khi trồng bạn cần phải đảm bảo 02 yếu tố sau:
3.1. Nhiệt độ
Cây Tuyết Tùng có thể sinh sống được ở trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Thế nên mọi người có thể trồng trong nhà hay ngoài vườn đều được. Nhưng tốt nhất là nên đặt cây ở nơi có đủ ánh nắng và thoáng khí.
3.2. Đất trồng
Loại đất trồng thích hợp đó là không sử dụng đất có kiềm vì có có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Thay vào đó, cần ưu tiên chọn lựa đất có nhiều chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Kỹ thuật chăm sóc cây Tuyết Tùng
Để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt bạn cần phải đảm bảo tốt các yếu tố sau:
4.1. Nước tưới
Loài cây này rất sợ ngập úng nên bạn không cần phải tưới cho chúng quá nhiều nước. Nếu tưới quá nhiều sẽ sẽ khiến cho cây bị ngập úng, héo lá. Trong điều kiện sống trong phòng làm việc hoặc phòng máy lạnh chỉ cần tưới nước 1 lần/tuần. Cố gắng duy trì độ ẩm cho đất là được.
4.2. Ánh sáng
Cây Tuyết Tùng rất ưa sinh sống trong bóng râm, chúng chịu rét khá tốt. Vị trí đặt cây Tuyết Tùng là ở gần nơi ban công, gần cửa sổ…
4.3. Phân bón
Mặc dù như cầu hấp thụ phân bón của cây không cần nhiều nhưng bạn cũng cần bổ sung để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau là thời tiết thích hợp để bón phân. Vào mùa hè thì không cần bón phân.
4.4. Nhân giống
Là loài cây thân gỗ nên cây Tuyết Tùng có thể nhân giống bằng cách giâm cành. Khi tiến hành cắt cành để giâm nên chọn cây bố mẹ khỏe mạnh đã phát triển để chọn cành.
4.5. Phòng bệnh thường gặp
Căn bệnh dễ gặp nhất ở cây Tuyết Tùng đó là rễ bị mốc trắng. Để điều trị bệnh bạn sẽ cạo hết lớp mốc. Dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ lớp mốc trắng dễ dàng hơn. Sau đó dùng thuốc trị nấm mốc bôi vào chỗ đã cạo mốc trắng. Sau khi bôi thuốc xong cho cây ra vị trí thoáng mát, sạch sẽ.
Trường hợp nếu cây bị rệp trắng tấn công thì mua thuốc diệt rệp và pha với nước rồi phun vào cây. Ta nên tiến hành cắt tỉa để cây được thông thoáng tránh sâu bệnh.
Nội dung bài chia sẻ cách trồng cây Tuyết Tùng trên đây hy vọng là thông tin hữu ích tới bạn. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt bạn hay đảm bảo theo đúng các kỹ thuật ở trên nhé. Chúc bạn thành công! Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo của Trongcaycanh.net.