Cách trồng cây Trúc Lưng Rùa giúp gia chủ Tăng Tài – Tiến Phúc
Cây Trúc Lưng Rùa còn có tên gọi khác là Trầu Bà Ráy Xẻ. Loài cây này được biết đến như cây trang trí nội thất đẹp và có giá trị phong thủy rất tốt. Vậy nên lựa chọn cây để trồng trong nhà hay văn phòng ty là vô cùng thích hợp. Cách trồng cây Trúc Lưng Rùa khá dễ, bạn chỉ cần theo dõi những nội dung Trongcaycanh.net dưới đây.
Giới thiệu cây Trúc Lưng Rùa
Có tên gọi là Trúc Lưng Rùa vì loài cây này có hình dáng lưng con rùa. Đây là cây thực vật xanh có cành như tre trúc, có lá hình trừng tròn, tim ở gốc, gân lá. Phần lá có những lông con tỏa ra nhiều lỗ nhỏ, mép lá nguyên và trơn bóng.
Thân của cây Trúc Lưng Rùa có rễ phụ bám được vào cột hoặc vách tường. Với điều kiện thuận lợi cây có thể phát triển cao từ 2 – 3m. Cây có hoa dạng moa vàng nhạt, đặc biệt là quả có thể ăn được.
Cây có dáng khá độc đáo nên khi trưng bày lên sẽ giúp không gian trở nên độc đáo và ấn tượng.
1.1. Công dụng của cây Trúc Lưng Rùa
Loài cây này có thể hấp thụ khí cacbonic vào ban đêm vì thế sẽ giúp làm sạch không gian sống. Bên cạnh đó, loài cây này còn có thể loại bỏ các khí độc hại như Adenhyde Formic. Đồng thời cũng giúp ngăn chặn tia bức xạ phát ra từ các thiết bị điện tử.
1.2. Ý nghĩa phong thủy của cây Trúc Lưng Rùa
Cây Trúc Lưng Rùa có thể hội tụ đầy đủ các yếu tố là đại diện cho Phú Quý và cho chính nhân Quân Tử. Trồng loài cây này trong nhà sẽ mang tới tài vận giúp mọi người phát triển công danh và sự nghiệp.
Có thể bạn đã biết, loài rùa được biết đến như là một biểu tượng bền vững lâu dài, là vật trường thọ được nhiều người kính trọng. Chính vì thế lựa chọn cây Trúc Lưng Rùa trồng trong nhà sẽ giúp tăng cường năng lượng và lợi ích cho gia đình.
1.3. Không gian trưng bày thích hợp
Bạn sẽ chọn những chậu vừa nhỏ đặt ở phòng khách, phòng ngủ hoặc phòng đọc sách. Nếu cây trồng trong chậu lớn thì bạn có thể đặt tại sảnh lớn, bên cạnh hồ nước hoặc dưới gốc cây trong vườn lớn.
Bạn cũng có thể đặt cây trên giá treo trong sân nhà, hoặc trên tường. Đây là loài cây cảnh đẹp có dáng vẻ rất tự nhiên và bắt mắt. Bạn nhớ là nên đặt cây ở vị trí có ánh sáng đủ, nếu cây cảnh ở trong bóng râm quá lâu bạn nên bổ sung ánh sáng nhân tạo cây sẽ sinh trưởng kém. Vậy nên sau khoảng vài ngày bạn nên cho cây ra ngoài để hấp thụ ánh sáng tự nhiên.
Cách trồng cây Trúc Lưng Rùa giúp cây luôn khỏe mạnh
Để trồng cây Trúc Lưng Rùa bạn có thể áp dụng bằng phương pháp nhân giống:
Vào mùa xuân tháng 4 – 5 hoặc mùa thu, tháng 9 – 10 có thể tiến hành giâm cành.
Bạn sẽ chọn những cành nhánh sinh trưởng khỏe mạnh để có thể giâm. Chiều dài cành cây thích hợp là từ 20 – 25cm. Bạn sẽ cắt bỏ hết lá, chỉ giữ lại lá ở đoạn đầu.
Loại đất thích hợp để trồng là đất hỗn hợp gồm cát thô và than bùn hoặc đất mùn để giâm. Sau một tháng khi giâm cành cây có thể sẽ mọc ra rễ mới. Khi mầm cao được 2cm thì có thể chuyển một lần, mầm cao khoảng 8cm thì có thẻ trồng vào chậu, ngắt mầm 2 – 3 lần.
Kỹ thuật chăm sóc cây Trúc Lưng Rùa chuẩn nhất
Dưới đây sẽ là một số yêu cầu về kỹ thuật chăm sóc cây Trúc Lưng Rùa bạn hãy tham khảo và thực hiện theo nhé:
3.1. Ánh sáng
Đặc tính của cây Trúc Lưng Rùa đó là cây ưa bóng, rất kỵ ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Do vậy, khi trồng bạn hãy điều chỉnh ánh sáng sao cho hợp lý. Tuy nhiên cũng không nên đặt cây quá lâu trong nhà, thi thoảng bạn cũng nên cho cây ra ngoài để quang hợp, giúp cây khỏe mạnh và phát triển tốt.
3.2. Nhiệt độ
Loài cây này thích hợp sống trong môi trường ấm áp, cây không chịu được rét. Vì thế cây rất thích hợp trong nhà.
3.3. Nước
Cây ưa ẩm ướt nên bạn cũng cần thường xuyên tưới nước cho cây. Nếu để cây quá khô cây sẽ ngừng sinh trưởng.
3.4. Đất
Loại đất thích hợp để trồng cây Trúc Lưng Rùa đó là đất mùn, hơi chua, màu mỡ, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt.
3.5. Phân bón
Đặc điểm của cây Trúc Lưng Rùa là không ưa phân bón nên khi trồng bạn có thể bón một ít bột xương hoăc phân bò khô là được.
3.6. Sâu bệnh
Loài cây này khá dễ chăm sóc, tuy nhiên thi thoảng cũng có thể mắc một số bệnh như côn trùng vảy sắt. Nếu thấy dấu hiệu bị bệnh bạn sẽ nên dùng thuốc Omethoate 40% pha loãng với tỉ lệ là 1:1000 để phun trực tiếp lên lá cây.
Ngoài ra cây cũng có thể mắc bệnh đốm lá, đốm xám, bệnh khô cành,… Để chữa bạn nên dùng dung dịch Zinneb 65% WP pha loãng với tỷ lệ là 1:600.
Trên đây là hướng dẫn về cách trồng cây Trúc Lưng Rùa. Mong rằng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc bạn thành công. Hãy thường xuyên truy cập vào website để biết thêm nhiều thông tin hay và chọn lọc khác nhé.