Cách trồng cây cảnh

Cách trồng cây Dứa Cảnh Nến hợp phong thủy, hút tài lộc may mắn

Cây Dứa Cảnh Nến là loài cây cảnh đẹp và mang nhiều ý nghĩa phong thủy. Cũng chính vì lý do đó mà có rất nhiều người lựa chọn loài cây này để chăm sóc tại nhà, văn phòng công ty. Cách trồng cây Dứa Cảnh Nến rất dễ, không đòi hỏi nhiều công sức. Để hiểu rõ hơn về đặc tính cũng như cách chăm sóc cây Dứa Cảnh nến bạn đọc hay theo dõi ngay ở bài viết dưới đây của Trongcaycanh.net nhé.

Giới thiệu cây Dứa Cảnh Nến

Cây Dứa Cảnh Nến còn có một số tên gọi khác như: Dứa Cảnh Nến Đỏ, cây Ngôi Sao Đỏ, Phong Lộc Hoa,… Cây có tên khoa học là Tillandsia Imperialis Tillandsia đến nguồn từ các nước Latin như Ecuador hay Mexico. Loài cây này có thể trồng được bốn mùa quanh năm, thích hợp trong môi trường râm mát và ẩm ướt.

Cây Dứa Cảnh nến có hoa mọc thành thành một cụm ở giữa rực rỡ và vươn lên như cây nến. Xung quanh là những tán lá xanh xòe ra, điều đó làm cho phần giữa trở nên nổi bật hơn hẳn. Thường thì sau khi trồng khoảng 03 năm cây sẽ bắt đầu nở hoa. 

1.1. Ý nghĩa và công dụng của cây Dứa Cảnh Nến

Cây Dứa Cảnh Nến có vẻ đẹp ngoại hình như là biểu tượng cho ngọn lửa ấm áp luôn nồng cháy. Không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn cả tình yêu đối với gia đình, người thân, thậm chí đó là bạn bè.

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về loài cây này còn có ý nghĩa đại diện cho sự ấm no, sung túc và hạnh phúc.

Theo phong thủy, khi cây dứa cảnh nến nở hoa màu trắng ngả vàng bên trong cụm hoa sẽ tạo ra hình ngôi sao là điềm tốt. Nó có ý nghĩa là sự báo hiệu cho tài lộc đang gõ cửa gia đình bạn.

Không chỉ được trồng vào dịp tết, cây Dứa Cảnh Nến còn sử dụng làm quà tặng vào nhiều dịp quan trọng. Món quà này sẽ giúp người tặng thể hiện tình cảm chân thành và ý nghĩa nhất đối với người nhận.

Cách trồng cây Dứa Cảnh Nến hợp phong thủy, hút tài lộc may mắn
Cây Dứa Cảnh Nến nở hoa rất đẹp, giúp tô điểm cho không gian sống thêm trong lành, độc đáo

Xem thêm: Cách trồng cây Trầu Bà lá lỗ từ A – Z, thu hút vận may cho gia chủ

1.2. Cây Dứa Cảnh Nến hợp với mệnh nào?

Theo phong thủy, cây Dứa Cảnh nến thích hợp nhất với người tuổi Sửu và hợp với người mệnh Hỏa. Cây sẽ giúp hỗ trợ những người có tuổi và mệnh này rất nhiều trong công việc và cuộc sống.

Cách trồng cây Dứa Cảnh Nến hợp phong thủy

Kỹ thuật trồng cây Dứa Cảnh Nến rất đơn giản, chỉ cần bạn thực hiện theo đúng những hướng dẫn mà Trongcaycanh.net chia sẻ sau đây.

2.1. Đất trồng và chậu trồng

Để trồng cây Dứa Cảnh Nến bạn có thể trồng trong chậu xi măng, chậu đá mài hay chậu sứ đều được. Nhưng dù loại chậu nào cũng cần phải có lỗ thoát nước và tránh ngập úng.

Loại đất thích hợp để trồng cây Dứa Cảnh Nến đó là đất có khả năng giữ ẩm tốt, thoáng khí, có độ tơi xốp. Bạn có thể trộn hỗn hợp đất thịt hữu cơ, giá thể xơ dừa, trấu tươi, than củi,…. Hoặc nếu bạn không có thời gian cũng có thể sử dụng đất bán sẵn tại các cửa hàng cây cảnh.

Cách trồng cây Dứa Cảnh Nến hợp phong thủy, hút tài lộc may mắn
Để Dứa Cảnh Nến sinh trưởng tốt bạn nên trồng trong chậu có chỗ thoát nước tốt

2.2. Kỹ thuật trồng cây Dứa Cảnh Nến

Bước 1:  Bạn tỉa cành cây dứa cảnh nến con rồi cắm vào chậu đất trồng sâu khoảng 3 – 4 cm

Bước 2: Sau đó bạn tưới đẫm nước vào đất trồng cây, tưới sao cho hỗn hợp đất đẫm nước.

Bước 3: Bạn bón phân mỗi tháng khoảng 1 lần với phân lượng là khoảng 25 – 50g. Việc bổ sung thêm phân bón sẽ giúp cây luôn sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Một số chú ý cần biết khi trồng cây Dứa Cảnh Nến

– Khi trồng cây xong bạn không cần phải tưới nước quá nhiều vì sẽ khiến chậu bị úng rễ.

– Cây cần đủ ánh sáng để sinh trưởng, bạn nên đặt cây gần cửa sổ, giếng trời và ban công.

– Loài cây này không cần quá nhiều dinh dưỡng nên bạn không cần phải bón quá nhiều phân vì sẽ gây nóng cây.

Cách trồng cây Dứa Cảnh Nến hợp phong thủy, hút tài lộc may mắn
Bạn tưới nước cho cây với lượng vừa đủ, không nên tưới nhiều quá làm úng rễ

Kỹ thuật chăm sóc cây Dứa Cảnh Nến giúp cây luôn khỏe mạnh

Để cây khỏe mạnh, nhanh ra hoa bạn hãy quan tâm tới một số yếu tố chăm sóc sau:

3.1. Phân bón

Như đã nói ở trên cây không cần quá nhiều dinh dưỡng nhưng bạn cũng cần bón phân định kỳ cho cây. Phân bón thích hợp để dùng là phân trùn quế, phân bò ủ hoai hoặc phân tan chậm. Việc bón phân sẽ cung cấp cho cây hệ vi sinh vật có lợi cho đất sau khoảng thời gian trồng cây.

3.2. Nhiệt độ

Cây Dứa Cảnh Nến có thể sinh trưởng trong nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên khoảng nhiệt độ từ 15 – 31 sẽ là phù hợp nhất.

Cách trồng cây Dứa Cảnh Nến hợp phong thủy, hút tài lộc may mắn
Cây Dứa Cảnh Nến không thích hợp trồng trong môi trường quá lạnh

3.3. Nước tưới

Đặc tính của cây Dứa Cảnh nến đó là yêu thích môi trường ẩm ướt, tuy nhiên lại không được ngập úng. Do đó bạn cần phải đặc biệt quan tâm đến chế độ nước tưới. Mỗi tuần bạn sẽ tưới cho cây từ 2 – 3 lần. Vào mùa mưa bạn căn cứ vào độ ẩm của đất mà sẽ tưới ít lại.

Khi quan sát thấy lá cây cong lại, đó là dấu hiệu mất nước. Bạn chỉ cần đổ nước vào một chậu lớn sau đó đặt chậu cây vào, ngân khoảng 30 phút rồi nhấc chậu lên. Cách làm này sẽ giúp cây mềm mại và tươi lại như thường.

3.4. Ánh sáng

Cây Dứa Cảnh Nến không ưa ánh sáng trực tiếp nên phù hợp đặt ở văn phòng, trong không gian nội thất. Bạn nên  đặt cây ở những vị trí như hướng Đông, Nam hoặc hướng Tây. Những khu vực này cây sẽ được đón ánh nắng dịu nhẹ, ánh sáng tự nhiên của mặt trời vào những thời điểm phù hợp.

Chia sẻ về cách trồng cây Dứa Cảnh Nến trên đây hy vong là thông tin hữu ích tới bạn đọc. Nếu bạn đang có ý định trồng loài cây này hãy thực hiện theo đúng quy trình mà Trongcaycanh.net chia sẻ nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!

Related Articles

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button