Cách trồng cây Hoa Phong Lữ đơn giản, ra hoa nở rực rỡ
Sở hữu sắc hoa tươi tắn, nhỏ xinh và hương thơm độc đáo, Hoa Phong Lữ đang là loài cây cảnh vô cùng được yêu thích tại Việt Nam. Cách trồng cây Hoa Phong Lữ không hề phức tạp và cách chăm sóc cây hằng ngày cũng vậy. Để tìm hiểu rõ hơn về loài cây này bạn hãy tham khảo chia sẻ dưới đây của Trongcaycanh.net nhé.
Giới thiệu về Hoa Phong Lũ
Hoa Phong Lữ là loài cây có xuất thân từ vùng Địa Trung Hải, trồng phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ngoài tên gọi phổ biến là Hoa Phong Lữ, loài cây này còn có một số tên gọi khác như: Thiên Trúc Quỳ, Hoa Mỏ Sếu. Cây có tên Tiếng Anh là Geranium.
1.1. Đặc điểm của cây Hoa Phong Lữ
Cây hoa Phong Lữ hiện nay có 02 loại là Hoa Phong Lữ đứng và Phong Lữ rủ. Cây có cấu trúc mọng nước, nếu trồng lâu năm thì cây sẽ hóa thành thân gỗ, chiều cao khoảng 20 – 30cm. Trên thân cây sẽ sẽ có một lớp lông màu trắng bao phủ.
Hoa của cây rủ, có xu hướng tỏa tròn quanh chậu. Sau đó rủ mình xuống rất mềm mại và duyên dáng. Lá cây có hình thùy với răng cưa ở phiến lá, màu xanh mướt, mềm mại dịu dàng. Đặc tính này giúp cho cây thoát khỏi côn trùng tấn công.
1.2. Công dụng của cây Hoa Phong Lữ
Cây Hoa Phong Lữ có tác dụng trong việc trang trí nhà cửa, văn phòng,… Mang tới cho không gian vẻ đẹp rực rỡ, tươi mới cho không gian nội thất.
Với hương thơm tự nhiên nhẹ nhàng, cây sẽ đem tới cảm giác thoải mái, yên bình. Nhờ đó giúp mọi người giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, có thêm niềm tin và động lực làm việc.
Với vẻ đẹp ấn tượng, cây được rất nhiều người lựa chọn để làm quà tặng. Với nhiều màu sắc khác nhau, mọi người có thể chọn theo sở thích của người nhận.
Với sự phát triển của công nghệ, tinh dầu từ lá và cánh của hoa Phong Lữ cũng được chế tạo ra. Ngoài ra, lá của cây Phong Lữ có thể phơi khô và làm trà sấy khô, đây là trà thảo mộc rất tốt cho sức khỏe. Cuối cùng loài cây này còn được bào chế làm thuốc chống suy nhược, có khả năng khử trùng, giảm đau.
Xem thêm: Cách trồng cây Đa Búp Đỏ khỏe mạnh, đem lại không gian tươi mới trong lành
1.3. Ý nghĩa của cây Hoa Phong Lữ
Mỗi màu hoa phong lữ lại mang những ý nghĩa khác nhau. Cụ thể như:
– Hoa phong lữ màu tím thể hiện sự u sầu, tượng trưng cho một nỗi buồn thật đẹp.
– Hoa phong lữ màu đỏ tượng trưng cho sự ấm áp, gắn kết giữa mọi người với nhau. Có thể là tình yêu đôi lứa, là tình thương gia đình.
– Hoa phong lữ hồng là tiếng nói ngọt ngào của người bạn, người thân, những người mà chúng ta luôn trân quý, yêu thương.
Cách trồng cây Hoa Phong Lữ đơn giản, ra hoa nở rực rỡ
Với cây Hoa Phong Lữ bạn có thể trồng từ nhiều cách khác nhau như trồng bằng hạt, giâm cành, nuôi cấy mô,….
2.1. Phương pháp giâm cành
Giâm cành Hoa Phong Lữ không quá phức tạp, bạn chỉ cần chọn cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Bạn sẽ dùng kéo cắt một đoạn cành bánh tẻ có 2 đến 3 mắt mầm. Nhớ là phần cành này không có nụ hoa ở phía trên, dài khoảng 10cm.
Tiếp đến bạn sẽ nhúng vào dung dịch kích rễ vào các dung dịch như kích rễ Bimix Super Root, Roots 2,… khoảng 15 phút. Cuối cùng bạn giâm vào bầu đất đã chuẩn bị sẵn. Để cây sinh trưởng nhanh bạn hãy sử dụng đất theo công thức: 3 phân trùn quế – 2 mụn dừa – 2 trấu hun. Sau khi hoàn thành bán sẽ đặt chậu giâm cành ở những nơi thoáng mát.
Sau khoảng từ 3 – 4 tuần cây sẽ bắt đầu ra rễ nhiều. Chuyển sang khoảng tuần thứ 5 là bạn đã có thể mang cây trồng vào trong chậu.
2.2. Phương pháp gieo hạt
Trồng cây Hoa Phong Lữ bằng phương pháp gieo hạt sẽ lâu và tốn thời gian hơn. Khi mua hạt về bạn sẽ gieo thành hàng, cách nhau chừng 2cm. Sau khi gieo xong bạn sẽ phun sương có đất ẩm. Nhớ là hằng ngày bạn cần phải mở túi ra để tưới phun sương giữ ẩm.
Sau khoảng từ 4 – 6 ngày cây sẽ nảy mầm. Khi quan sát thấy cây con có từ 3 lá bạn có thể chuyển sang chậu cây để trồng.
Kỹ thuật chăm sóc cây Hoa Phong Lữ chuẩn nhất
Vì là loài cây dễ sống nên Hoa Phong Lữ không yêu cầu quá nhiều về ánh sáng và nhiệt độ. Bạn có thể đặt chậu cây ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà như ban công, bàn làm việc, phòng khách,…
Với đặc tính là từ vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên cây không cần phải tưới nước quá nhiều. Trung bình chỉ cần tưới 2 – 3 ngày/lần, tưới nước bạn sẽ phun ở dạng sương để nước thấm từ từ. Điều này sẽ giúp tránh gây tổn thương thân, rễ cây.
– Sau khoảng 7 ngày trồng bạn có thể sử dụng các dòng phân bón lá như Org Hum, Seasol, Power Feed, NPK 30-10-10, đầu trâu 501… Trung bình định kỳ 7 – 10 ngày bạn sẽ bổ sung thêm phân bón cho cây. Đồng thời kết hợp một số loại phân hữu cơ như phân trùn quế viên, phân hữu cơ Bounce Back…
– Khi cây đã trưởng thành bạn không cần phải bón quá nhiều nữa, chỉ cần chăm sóc cây cẩn thận để cây nhanh ra hoa.
– Khi hoa tàn, bạn cắt bỏ cành hoa sát gốc, tỉa lá gì, xới xáo mặt chậu. Để cây có thêm nhiều chất bạn bổ sung thêm phân hữu cơ như phân trùn quế, phân gà, phân dê,… Khi cây khỏe mạnh thì sẽ sớm nở hoa thêm đợt sau.
– Hầu như cây hoa Phong Lữ dường như không có sâu hại. Cây thi thoảng chỉ mắc bệnh thối lá, thối gốc. Nguyên nhân chủ yếu do cây thiếu ánh sáng, độ ẩm môi trường quá cao hay cây bị úng. Do đó bạn cần điều chỉnh lượng nước tưới và ánh sáng sao cho hợp lý.
Cách trồng cây Hoa Phong Lữ mà Trongcaycanh.net chia sẻ trên đây khá đơn giản phải không. Bạn đọc hãy áp dụng đúng quy trình kỹ thuật để có được chậu cây cảnh thật khỏe mạnh nhé. Chúc bạn thành công!