Cách trồng cây Xương Rồng cực Đơn Giản cho người mới
Cây Xương Rồng là loài cây thực vậy, dễ thích nghi với môi trường sống. Nhờ thế quá trình chăm sóc cũng rất đơn giản. Bạn đọc hãy cùng với Trongcaycanh.net nghiên cứu xem cách trồng cây Xương Rồng như thế nào ở bài viết hôm nay nhé. Chắc chắn sẽ có rất nhiều thông tin hữu ích cho bạn.
Giới thiệu về cây Xương Rồng
Cây Xương Rồng là loài cây thường sống ở các vùng nhiều cát, sa mạc,…. Khu vực có nguồn gốc từ Châu Mỹ, họ cây xương rồng thường các cây mọng nước, hai lá mầm, hoa khá giống như sen đá.
Xương Rồng có sức sống khá mãnh liệt, tuổi thọ kéo dài có thể lên tới 30 – 300 năm. Khi bước vào mùa sinh sản, cây xương rồng sẽ nỏ hoa và có thể ra trái. Những trái Xương Rồng có thể chế biến thành các món ăn, bổ dung dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể,
Loài cây này nói chung thường mọc thành bụi, lá có gai, mức độ thoát hơi nước khá thấp. Cây có đặc tính chung là ưa sáng, không yêu cầu nhiều nước. Dù không cần phải chăm sóc quá kỹ càng thì cây vẫn có thể sống và sinh trưởng tốt.
1.1. Tác dụng của cây Xương Rồng
Làm món ăn
Loại Xương Rồng tai thỏ có thể chế biến làm món ăn. Món ăn này cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin cho con người.
Cây cảnh, trang trí, bảo vệ
Với đặc tính là có nhiều gai nhọn nên cây có khả năng sát thương cao. Các gia đình trồng ở bờ rào sẽ có tác dụng bảo vệ quanh nhà ở. Không những thế, với tường rào là những cây xương rồng sẽ tạo nên cảnh quan rất đẹp.
Thanh lọc không khí
Cây Xương Rồng còn có tác dụng làm giảm các tác hại của tia cực tím. Giúp hấp thụ các bức xạ thiết bị điện tử từ tivi, điện thoại,… Bên cạnh đó, còn hấp thụ khí carbonic nhả ra khí oxy, giúp làm sạch không khí được an toàn hơn.
Làm thuốc chữa bệnh
Lá cây Xương Rồng có tác dụng giải nhiệt, giải độc. Nhựa của cây có tác dụng chống ngứa, chữa đau bụng. Không những thế quả xương rồng còn có tác dụng làm thuốc trị bệnh.
Xem thêm: Cách trồng cây Lộc Vừng tại nhà ra hoa đẹp, mang về tài lộc
Phân loại các loài cây Xương Rồng phổ biến ở Việt Nam
Hiện nay Xương Rồng có hơn 1300 loài với 100 chi. Để mọi người có thể dễ dàng phân biệt, dưới đây sẽ là 3 loại xương rồng phổ biến nhất.
2.1. Xương rồng trụ
Xương rồng trụ có gai mọc đều hai bên, kích thước khá lớn. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với các loại còn lại. Loài Xương Rồng này thường dùng thân để ghép với các loài khác tạo ra các tác phẩm độc đáo.
2.2. Xương rồng tròn
Xương Rồng tròn có kích thước khá nhỏ nhắn, có thể trồng được trong chậu. Cây ra hoa rất đẹp nên được mọi người yêu thích và trồng làm cảnh nhiều. Hiện nay đã lai tạo ra hàng trăm dòng xương rồng với màu sắc khác nhau, nổi bật là dòng xương rồng gym lem.
2.3. Xương rồng cổ đại
Xương Rồng cổ đại có tuổi thọ tới hàng trăm năm. Tốc độ tăng trưởng của loài cây này rất chậm, trung bình chỉ 10cm/năm. Loại xương rồng này ngày càng được săn đón để trang trí quán cà phê mang tính thẩm mỹ cao. Tại Việt Nam loài cây này cũng được du nhập về nhưng việc chăm sóc khá khó khăn.
Cách trồng cây Xương Rồng đơn giản cho người mới
Dưới đây sẽ là 02 cách trồng Xương Rồng, bạn đọc hãy áp dụng cách làm nào phù hợp với bản thân nhé.
3.1. Trồng Xương Rồng từ phương pháp chiết cây
Đầu tiên bạn sẽ dùng dao để cắt nhánh xương rồng mà mình muốn. Tuy nhiên bạn sẽ trồng ngay lập tức. Nhánh cây mới cắt cần được trồng ở nơi mát mẻ khoảng 02 tuần. Việc làm này là để giúp cho vết cắt khô lại thánh sẹo.
Sau đó bạn cho nhánh này trồng vào chậu với loại đất tốt. Sau một thời gian ở vết sẹo sẽ mọc dễ. Lúc này bạn sẽ chăm bón và tưới nước cho cây.
3.2. Trồng Xương Rồng từ hạt giống
Bạn có thể mua hạt giống Xương Rồng từ các nhà cung cấp. Hạt giống tốt sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
Đầu tiên bạn sẽ trồng hạt Xương Rồng với loại đất có khả năng thoát nước cao. Bạn sẽ thêm đất vào chậu đã chọn, làm cho đất ẩm, trước khi trồng. Việc làm này sẽ giúp cho đất trồng không bị đọng nước. Tiếp theo đó bạn sẽ rải hạt lên trên mặt đất. Cuối cùng là phủ một lớp đất hoặc cát thật mỏng lên bên trên.
Sau khi gieo hạt xong bạn sẽ đậy miệng chậu bằng nắp trong suốt hoặc túi nilong. Đặt ở vị trí có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên ánh sáng cũng không nên ở vị trí quá gay gắt. Bạn hãy kiên nhẫn chờ cây Xương Rồng nảy mầm. Tùy thuộc vào loại cây bạn rồng mà thời gian nảy mầm sẽ nhanh hay chậm. Quá trình nảy mầm có thể là từ vài tuần đến vài thắng.
Kỹ thuật chăm sóc Xương Rồng khỏe mạnh
Dưới đây sẽ là một số kỹ thuật chăm sóc cây Xương Rồng mà bạn cần biết
4.1. Thay chậu Xương Rồng
Xương Rồng là loài phát triển khá chậm, tùy loại mà thời gian sinh trưởng có thẻ từ 6 tháng đến 1 năm. Lúc này bạn sẽ thay Xương Rồng sang một chậu mới.
4.2. Cách tưới nước
Khi trồng Xương Rồng tại nhà bạn không cần phải tưới quá nhiều nước. Khi nào bạn quan sát thấy đất khô cằn thì sẽ tưới. Nếu tưới nước quá nhiều cây có thể sẽ bị nấm, thối rễ. Đó cũng là lý do vì sao Trongcaycanh.net khuyên bạn nên chọn loại đất có khả năng thấm nước tốt.
Trường hợp bạn phát hiện ra nhánh hoặc cây bị phồng lên, mềm, hơi nâu thì cần phải tách để tránh lây bệnh sang nhánh cây khác.
4.3. Sâu hại
Tất cả các giống cây Xương Rồng đều có thể dễ bị sâu bệnh bao gồm cả rệp sáp và vảy nấm, nhện,… Giải pháp điều trị đó là bạn chỉ cần rửa sạch những cây hại này bằng tăm bông và nước. Nhớ là lau thật nhẹ nhàng cẩn thận.
Trên đây là bài viết chia sẻ cách trồng cây Xương Rồng đơn giản và hiệu quả cho người mới. Mong rằng Trongcaycanh.net đã mang tới cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn trồng được những chậu cây đẹp nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Chúc bạn thành công!